Trọng Nhân trong một buổi trao đổi cùng sinh viên. Ảnh: NVCC.
Nhân cho hay, ưu điểm lớn nhất của việc làm tự do chính là sự chủ động trong việc lên mục tiêu và sắp xếp cuộc sống cho bản thân. Tùy vào mỗi giai đoạn, Nhân sẽ có định hướng riêng cho mình.
Với giai đoạn muốn tập trung vào nâng cao thu nhập, Nhân sẽ nhận nhiều công việc và dồn hết nguồn lực để làm các dự án. Ngược lại, trong giai đoạn muốn tập trung vào việc học, Nhân sẽ nhận ít dự án hơn, làm việc với tính chất để duy trì cuộc sống và dành nhiều thời gian để học tập.
“Khi làm tự do, em có thể làm chủ cuộc sống của mình dễ dàng hơn. Em có thể “cày” 1 tháng và nghỉ 2 tháng để thực hiện những mục tiêu khác nhau, không chỉ riêng kiếm tiền”, Nhân chia sẻ.
Tuy nhiên, quá trình làm việc tự do không phải lúc nào cũng thuận lợi với chàng trai trẻ. Trọng Nhân nhận thấy tính ổn định của công việc tự do không bằng so với thời điểm làm nhân viên chính thức ở doanh nghiệp.
Làm việc tại doanh nghiệp, anh thường có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, mỗi người sẽ đảm nhận một trách nhiệm riêng trong nhóm. Trong khi đó, khi hoạt động độc lập, Nhân phải hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự tìm đối tác, tự báo giá và tự đàm phán.
Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp, chàng trai trẻ nhận thấy, kinh nghiệm làm việc tại vị trí trưởng phòng trước đó và những trải nghiệm khi còn học tại trường cao đẳng cũng hỗ trợ cho em rất nhiều trong quá trình thích nghi với cuộc sống mới sau này.
Một trong những bài học phải kể đến là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và kỹ năng lên kế hoạch và quản lý công việc.
Theo kế hoạch, Trọng Nhân sẽ tốt nghiệp đại học vào tháng 6 sắp tới. Với mong muốn chia sẻ kiến thức và trải nghiệm, chàng trai trẻ chia sẻ vẫn muốn tiếp tục công việc làm cố vấn trong tương lai.
Theo báo cáo ban đầu của cơ quan điều tra, vào lúc 6h20 ngày 29/5, lái xe N.V.L và cô giáo P.Q.A có nhiệm vụ đón trẻ mầm non từ nhà đến Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2, địa chỉ tại xã Phú Xuân, TP Thái Bình. Bé T.G.H (SN 2019, trú tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được đón lên xe đi cùng các bạn.
Đến 17h cùng ngày, người thân của bé H. đến đón, không thấy bé nên đã báo cho nhà trường. Mọi người tổ chức tìm kiếm, phát hiện H. vẫn ở trên xe đưa đón học sinh, đỗ ngoài cổng trường. Ngay sau đó, bé được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu nhưng đã tử vong.
Sau khi nghe báo cáo, ông Thận đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo Công an thành phố khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, khởi tố vụ án theo đúng quy định của pháp luật ngay trong tối ngày 29/5.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình giao cho UBND TP Thái Bình phối hợp với lực lượng chức năng làm rõ trách nhiệm của nhà trường, quy chế đưa đón học sinh và giấy phép hoạt động của đơn vị, đồng thời, các sở, ngành và địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh ban hành ngay văn bản chấn chỉnh hoạt động của các trường mầm non, đặc biệt là việc đưa đón trẻ, bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ đến trường.
![]() | ![]() |
Tháng 2/1930, ông đến Đại học Cambridge nghiên cứu phương trình Dirac và Thuyết tương đối, dưới sự hướng dẫn của Arthur Eddington. 6 tháng sau, nhờ có sự giới thiệu của tiến sĩ Eddington, ông đến Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) với tư cách là trợ giảng và nghiên cứu sinh. Dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học D. J. Struik tại đây, ông hoàn thành luận văn Sơ bộ nghiên cứu hệ thống siêu phức số và ứng dụng trong hình học, ở tuổi 24.
Hoàn thành việc lấy bằng thạc sĩ, năm 1931, ông về nước và kết hôn với bà Cát Sở Hoa theo sự sắp xếp của bố mẹ. Dù đã có gia đình nhưng ông vẫn đau đáu việc ra nước ngoài học hỏi Vật lý. Bởi ông cho rằng, chỉ khi sở hữu 'sức mạnh' kiến thức mới có thể xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, vì tham gia vào phong trào yêu nước chống đế quốc Nhật, nên ông phải gác lại dự định. Về nước, tháng 1/1932, ông được bổ nhiệm làm giảng viên khoa Vật lý tại Học viện Quân sự Trung ương Nam Kinh (Trung Quốc).
Tháng 9/1932, ông trở thành phó giáo sư khoa Vật lý, Đại học Chiết Giang. Sau 3 năm làm việc tại đây, tháng 8/1935, ông được bổ nhiệm thành giáo sư kiêm trưởng khoa Toán, Đại học Tế Nam. Đồng thời, ông giữ cả chức vụ giáo sư khoa Vật lý tại Đại học Giao thông.
Trở thành giáo sư ở tuổi 28, ông được nhận xét là người có kinh nghiệm giảng dạy phong phú. "Tôi ngưỡng mộ phương pháp dạy của Thúc Tinh Bắc. Ông thường lý giải khái niệm và nguyên lý bằng ví dụ thực tế đời sống. Đây là cách dạy cả đời tôi cũng không học được", nhà Vật lý Vương Kim Xương cho hay.
Trong giai đoạn này, ông vừa giảng dạy vừa nghiên cứu thiết bị như máy bay, tàu chiến không người lái, laser và radar, để giảm thiểu thương vong cho bộ đội khi đối mặt với các cuộc không kích của quân Nhật. Năm 1944, ông cùng nhóm nghiên cứu chế tạo thành công radar. Thời điểm đó, ông cho rằng, đây là nhiệm vụ được giao nên phải hoàn thành.
Năm 1952, ông phải chuyển đến Đại học Sơn Đông làm việc. Tại đây, ông và hiệu trưởng lúc bấy giờ bất đồng quan điểm. Năm 1955, ông bị tước quyền giảng dạy. 3 năm sau, ông phải đến hồ Nguyệt Tử Khẩu ở Thanh Đảo (Trung Quốc) cải tạo lao động. Từ năm 1960-1978, sau khi công trình hoàn thành, ông sang Học viện Y Thanh Đảo dọn nhà vệ sinh, rửa dụng cụ thí nghiệm và làm tiêu bản xác.
Thời gian này, ông không từ bỏ việc trau dồi kiến thức. Lúc rảnh, ông thường lấy sách ra nghiên cứu. Bởi ông cho rằng, việc dừng nghiên cứu sẽ làm não chậm lại.
Năm 1978, ông được trả quyền giảng dạy và nghiên cứu sau 23 năm. Lúc này, ông được chuyển đến Viện Nghiên cứu Hải dương học 1 (Thanh Đảo, Trung Quốc) để làm việc. Năm 1979, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc giao cho ông công trình tính toán quỹ đạo tên lửa, với kinh phí 1 triệu NDT (3,4 tỷ đồng). Tuy nhiên, ông từ chối nhận số tiền này.
Ở tuổi 72, ông gây chấn động ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc vì tốc độ tính toán. Bước vào căn phòng yên tĩnh cùng với bút và máy tính, ông nhanh chóng đưa ra kết quả chính xác. Điều này đã giải quyết được nhiều vấn đề cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Ngày 30/10/1983, ông qua đời vì bạo bệnh. Trước đó, giáo sư có nguyện vọng hiến thi thể của mình cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mong muốn cuối cùng của ông không thể thực hiện.